CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI THANG MÁY K-LiFT
  • Số 12B, ngõ 163 Phú Đô, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội Văn phòng Hải Phòng: Tầng 7 tòa nhà MobiFone, phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng Văn phòng Quảng Ninh: Số 41 Nguyễn Văn Cừ, P. Hồng Hà, TP Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh
Tài liệu tham khảo

Tư vấn thi công tiếp địa thang máy

Ngày 04-07-2022 Lượt xem: 240

Tiếp địa thang máy là gì và tại sao nó lại có vai trò quan trọng trong việc vận hành thang máy an toàn? Hãy cùng Thang máy K-Lift làm rõ vấn đề này qua bài chia sẻ dưới đây nhé.

Mục đích của tiếp địa thang máy

Hệ thống tiếp địa thang máy hay còn gọi là tiếp đất giúp triệt tiêu điện nhiễu trong quá trình vận hành thang, tốt cho tuổi thọ của thiết bị điện. Ngoài ra, một vai trò cực kỳ quan trọng của tiếp địa cho thang máy là giúp chuyền điện xuống đất trong trường hợp bị rò điện cao thế vào cabin, cửa cabin hay cửa thang, các thiết bị điện trên phòng máy đảm bảo an toàn tối đa cho người sử dụng cũng như kỹ thuật viên khi thao tác gần thiết bị.

Nếu không có tiếp địa thang máy thì sao?

1. Màn hình hiển thị trên bảng điều khiển thang bị nhiễu, hiển thị thông tin không chính xác

2. Người sử dụng sẽ cảm thấy tê tê như bị điện giật khi chạm vào các vách cabin, cửa cabin, cửa thang, đặc biệt khi tiếp xúc bằng tay

Có 3 loại tiếp địa:

1. Hệ thống tiếp địa làm việc: Tức là có tiếp địa thì các thiết bị mới làm việc bình thường được.

2. Tiếp địa chống sét

3. Tiếp địa an toàn: Tiếp địa dùng cho thang máy là loại tiếp địa an toàn với một đầu dây được đấu nối vào cọc tiếp địa còn đầu còn lại nối vào vỏ cabin, cửa thang, vỏ tủ điệp, máy kéo.

Yêu cầu kĩ thuật khi đóng cọc tiếp địa thang máy:

– Cọc đồng độ dày tối thiểu 14mm, dài tối thiểu 1.5m.

– Dây dẫn đồng độ dày tối thiểu 6mm

Phương án thi công

– Chôn cọc đồng cách xa tiếp địa chống sét của toà nhà.

– Sử dụng tối thiểu 3 cọc đồng, chôn cách nhau tối thiểu 30cm điện trở tối đa là 4 Ω. Điểm tiếp xúc giữa dây và cọc sẽ được liên kết với nhau bằng kĩ thuật hàn hóa nhiệt hoặc bằng kẹp đồng.

– Đi dây đồng vào trong ống nhựa, đi xuyên qua hố thang từ cốt sàn và đi thẳng lên phòng máy.

Tiêu chuẩn chung

Trước trong và sau quá trình thi công tiếp địa thang máy cần đảm bảo các tiêu chuẩn cần đảm bảo tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn chống sét TCVN 9385:2012 “Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống”

Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện TCVN 4756:1989.

Cách xử lý đối với công trình không được bố trí tiếp địa

Những công trình mà trong quá trình thi công chủ đầu tư không đóng cọc và chờ dây tiếp đất thì vẫn có biện pháp khắc phụ đó là đấu nối với:

1. Móc treo pa lăng: Có tác dụng nếu thép móc treo được đặt tiếp xúc với thép nóc phòng máy và thép nóc phòng máy có tiếp xúc với thép cột nhà.

2. Nối với thép cột nhà tại vị trí góc của hố thang máy, có thể phải đục cột.

Nhận biết được tầm quan trọng của tiếp địa thang máy cũng như mối quan tâm lo lắng của Quý khách hàng về hệ thống an toàn thang máy, các chuyên viên kỹ thuật của Thang máy K-Lift luôn tư vấn đến khách hàng, hướng dẫn thi công giải pháp đóng cọc tiếp địa và trực tiếp triển khai đóng cọc tiếp địa khi bắt đầu đan thép xây dựng đáy hố Pit đảm bảo thi công được an toàn và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

Liên hệ ngay để đươc tư vấn, lên phương án và thi công sớm nhất!

 

Kết nối với chúng tôi
Gọi điện: 0923 691 691
wiget Chat Zalo