CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI THANG MÁY K-LiFT
  • Số 12B, ngõ 163 Phú Đô, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội Văn phòng Hải Phòng: Tầng 7 tòa nhà MobiFone, phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng Văn phòng Quảng Ninh: Số 41 Nguyễn Văn Cừ, P. Hồng Hà, TP Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh
Tài liệu tham khảo

Cabin thang máy gồm những gì?

Ngày 25-06-2024 Lượt xem: 59

Cabin là một bộ phận trực tiếp với đối tượng vận chuyển mà người sử dụng tiếp xúc nhiều nhất, nơi mà họ cảm nhận và chiêm ngưỡng được vẻ đẹp, tính sang trọng, tiện nghi, êm dịu, thoải mái, an toàn,… của thang máy.

Vì vậy, các nhà sản xuất thang máy đã thiết kế rất nhiều kiểu sáng cabin khác nhau, thiết kế nội thất với các chất liệu, màu sắc cũng khác nhau phù hợp với đối tượng vận chuyển và hài hòa với các quần thể kiến trúc của sảnh thang máy.

Cabin gồm: sàn, vách, trần, nóc, tay vịn và các thiết bị khác đi kèm.

Sàn cabin phải đảm bảo độ cứng vững và chịu được các tải trọng của người, hàng hóa,… đặt trên nó. Ngoài ra, phải đảm bảo diện tích sàn phù hợp với tải trọng (số người) chứa trong cabin để tránh khả năng người vào quá tải, theo quy định trong các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quốc tế. (QCVN 02:2019/BLĐTBXH)

Mặt trên của sàn thường được hoàn thiện bằng cách lót tấm vinyl hoặc thảm hoặc lát đá granite (chú ý chống trơn trượt)

Trên sàn có gắn các tấm viền chân vách để liên kết với các tấm vách.

Vách cabin thường làm bằng kim loại để vừa đảm bảo độ cứng, độ bền vừa không bị ảnh hưởng do thời tiết, nhiệt độ. Vách được dập thành từng tấm từ inox hoặc từ thép tấm có sơn phủ hoàn thiện chống trầy xước, độ dày từ 1.2 – 1.5 mm, có gấp mép, khoan lỗ để liên kết với nhau bằng bulong.

Để đảm bảo độ cứng đối với những tấm vách lớn người ta phải làm các gân tăng cường, đồng thời phủ hoặc dán lớp vật liệu chống ồn vào mặt sau của tấm vách.

Trong một số trường hợp người ta dán (ốp) lớp giấy giả vân gỗ, thép,… nhưng những vật liệu dán (ốp) phải có tính chống cháy.

Vách cabin phải có độ bền cơ học sao cho khi có lực từ phía trong hoặc từ phía ngoài của vách, chúng phải: không bị biến dạng dư, không bị biến dạng đàn hồi, đáp ứng với các tiêu chuẩn và quy chuẩn quốc gia và quốc tế.

Trên vách có gắn tay vịn thường làm bằng thép không gỉ, có tiết diện tròn hoặc dẹt ở cả 3 phía (sau và hai bên) hoặc chỉ có phía sau hoặc chỉ có hai bên.

Vách cabin có thể làm bằng kính nhiều lớp và phải qua thử nghiệm bằng va đập quả lắc, phải đảm bảo độ bền và độ cứng theo yêu cầu.

Khi vách cabin làm bằng kính nhiều lớp cần chú ý:

+ Kết cấu định vị phía trên phải được thiết kế sao cho kính không thể bật khỏi định vị, kể cả khi bị thụt thấp;

+ Vách có kính đặt ở cao độ nhỏ hơn 1,1 m tính từ sàn cabin thì phải làm tay vịn ở độ cao trong khoảng 0.9 – 1.1 m. Tay vịn không được gá vào kính và phải cố định chắc chắn.

Nóc cabin phải chịu được trọng lượng của hai người, mỗi người có trọng lượng 1000N đứng ở một vị trí bất kỳ trên diện tích 0.2 m x 0.2 m mà không bị biến dạng dư.

Nóc cabin phải có lan can an toàn, kích thước và cấu tạo được quy định trong các tiêu chuẩn hiện hành. Nếu nóc cabin làm bằng kính thì phải là kính nhiều lớp. Trên nóc cabin còn bố trí của thoát hiểm 2 và lắp các thiết bị: hộp điều khiển để tiến hành thao tác kiểm tra, thiết bị dừng thang, quạt thông gió và ổ cắm điện.

Phía dưới nóc cabin là trần (trần dưới hay còn gọi là trần giả), dùng để trang trí. Trần có rất nhiều kiểu dáng khác nhau: kiểu vòm, chóp, phẳng,… với các chất liệu khác nhau, mục đích cho người đứng trong cabin với một cảm giác dễ chịu, thoải mái.

Chiêu cao thông thủy tối thiểu của cabin theo tiêu chuẩn: 2000 mm. Tùy thuộc vào diện tích sàn cabin để định chiều cao hợp lý. (Ở Việt nam nên để chiểu cao lớn hơn để phù hợp với khí hậu nóng ẩm).

Bảng vận hành (điều khiển) trong cabin có đầy đủ các chức năng theo tiêu chuẩn quy định. Gồm các nút chọn tầng, tín hiệu chiều lên xuống, số tầng cabin dừng, nút đóng nhanh trước khi cửa tự động đóng, nút mở, nút gọi khẩn cấp, micro, điện thoại nội bộ (interphone)…

Chiếu sáng trong cabin phải liên tục khi sử dụng. Ngoài ra phải có đèn cứu hộ khi mất nguồn điện chính phải tự động chuyển sang nguồn dự phòng bằng một bóng đèn đảm bảo độ sáng và phải duy trì được trong thời gian nhất định.

Thang máy là một thiết bị vận chuyển đòi hỏi nghiêm ngặt về an toàn, liên quan trực tiếp đến tính mạng con người và tài sản. Vì vậy, yêu cầu chung đối với thang máy khi thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành, bảo trì và sửa chữa phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật an toàn được quy định trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về thang máy.

Thang máy K-Lift được sáng lập bởi người kỹ sư luôn tận tâm với nghề. Bằng niềm đam mê, nhiệt huyết và sự nghiêm túc trong lao động, chúng tôi cam kết phục vụ khách hàng những sản phẩm chính hãng, bền, đẹp với chất lượng dịch vụ đi kèm vượt trội.

Hiện tại, Thang máy K-Lift đã mở rộng phạm vi phục vụ đến nhiều tỉnh thành như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Bình… Với mạng lưới rộng khắp, quý khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận dịch vụ thang máy uy tín của chúng tôi khi thang máy của quý vị gặp sự cố cần sửa chữa đột xuất. Liên hệ ngay với Thang máy K-Lift để có những chuyến đi êm ái và an tâm nhất.

Hotline: 0923 691 691

 

Kết nối với chúng tôi
Gọi điện: 0923 691 691
wiget Chat Zalo