CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI THANG MÁY K-LiFT
  • Số 12B, ngõ 163 Phú Đô, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội Văn phòng Hải Phòng: Tầng 7 tòa nhà MobiFone, phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng Văn phòng Quảng Ninh: Số 41 Nguyễn Văn Cừ, P. Hồng Hà, TP Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh
Tài liệu tham khảo

Khi nào nên thay cáp thang máy?

Ngày 26-06-2024 Lượt xem: 183

Dây cáp dùng trong thang máy có hai loại: dây cáp tròn và dây cáp dẹt. Trong đó dây cáp tròn được sử dụng phổ biến nhất.

Dây cáp dùng cho thang máy tối thiểu phải có 2 sợi độc lập, kích thước và số sợi cáp phụ thuộc vào tải trọng thang.

Hệ số an toàn của cáp phải lớn hơn 12.

Cấu tạo của dây cáp tròn:

Dây cáp được cấu tạo từ các sợi thép con đường kính từ 0.5 đến 2 mm, có giới hạn bền kéo từ 1180 đến 1960 N/mm2, được bện lại thành dánh cáp (bó con) rồi từ dánh cáp bện xung quanh một lõi (bằng sợi, thép, vật liệu composit trên nền thép, vật liệu phi kim loại khác với sợi).

Lõi cáp làm nhiệm vụ thấm dầu bôi trơn và giảm ma sát giữa các sợi. Nhờ có lõi mà làm cho dây cáp mềm và dễ uốn cong khi vòng qua các puli, mặt khác làm tăng tuổi thọ của cáp, đặc biệt khi cáp không dùng và đang được bảo quản trong môi trường có độ ẩm cao.

Quy định về chất lượng của cáp thép tải thang máy

Theo khoản 7.9.1.2 trong TCVN 6395 : 2008 quy định về “THANG MÁY ĐIỆN – YÊU CẦU AN TOÀN VỀ CẤU TẠO VÀ LẮP ĐẶT” có ghi rõ: Cáp thép dùng trong thang máy phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

1. Đường kính danh nghĩa của cáp phải không nhỏ hơn 8 mm

2. Độ bền các sợi thép:

– 1570 N/mm2, hoặc 1770 N/mm2 đối với cáp có các sợi thép cùng độ bền;

– 1370 N/mm2 đối với sợi ngoài và 1770 N/mm2 đối với sợi trong, khi độ bền của các sợi khác nhau.

Đặc điểm của cáp dùng trong thang máy:

+ Cáp luôn bị kéo căng dù khi có tải trọng trong cabin hay không, hoặc dù thang hoạt động hay dừng;

+ Cáp dùng trong thang máy thì cabin và đối trọng được dẫn hướng bởi các ray nên các đầu cáp treo tải không có khả năng xoắn tự do;

+ Theo chuẩn loại bỏ đối với cáp dùng trong thang máy: khi có một sợi cáp đạt tới chuẩn loại bỏ thì phải thay toàn bộ các sợi khác dù chưa đạt tới chuẩn loại bỏ. Trừ trường hợp khi một sợi bị hư hỏng trong quá trình lắp đặt hoặc thử khi nghiệm thu lần đầu sau lắp đặt.

Trong quá trình sử dụng thang máy, cáp phải được bảo dưỡng và kiểm tra thường xuyên để nâng cao tuổi thọ, đồng thời kịp phát hiện những sự cố để loại bỏ cáp và thay thế ngay.

Tuổi thọ của cáp thép dùng cho thang máy

Cáp thép tải thang máy sau 5 – 8 năm sử dụng nên được thay mới. Sau thời gian sử dụng nhất định, cáp thang máy sẽ bị bào mòn dần. Tần suất sử dụng càng lớn thì cáp càng bị bào mòn nhanh. Chủ đầu tư cần dựa vào thời gian dùng thang máy và tần suất sử dụng để xác định thời gian thay thế cáp thang máy. Theo TCVN, độ mòn của cáp thép tải thang máy không được vượt quá 10% đường kính của cáp. Đây là độ mòn tối thiểu phải duy trì để đảm bảo an toàn cho thang máy khi vận hành. Độ mòn của hệ thống cáp tải được đo đạc thông qua thước panme.

Cáp là một bộ phận đặc biệt quan trọng liên quan đến sự vận hành an toàn của thang máy. Khi lựa chọn cáp phải hết sức thận trọng và tuân thủ đầy đủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn về cáp đã được ban hành thì mới có thể đảm bảo độ bền, độ an toàn và tin cậy của cáp nói riêng và của thang máy nói chung.

Liên hệ Hotline: 0923 691 691 để được tư vấn chi tiết và hoàn toàn miễn phí về thang máy.

Kết nối với chúng tôi
Gọi điện: 0923 691 691
wiget Chat Zalo