CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI THANG MÁY K-LiFT
  • Số 12B, ngõ 163 Phú Đô, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội Văn phòng Hải Phòng: Tầng 7 tòa nhà MobiFone, phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng Văn phòng Quảng Ninh: Shophouse Khối Đế Dragon Castle 01.01.16 Cái Lân, Bãi Cháy, Hạ Long, Quảng Ninh
Tài liệu tham khảo

Nội dung công tác bảo dưỡng thang máy định kỳ

Ngày 25-03-2025 Lượt xem: 46

Bảo dưỡng định kỳ thông thường phải nhờ một đơn vị chuyên môn có tư cách pháp nhân. Thời gian một chu kỳ bảo trì do nhà chế tạo hoặc theo quy định của nhà nước. Trên cơ sở đó, chủ sử dụng lập kế hoạch bảo trì để đảm bảo kế hoạch khai thác và sử dụng thang máy có hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của thang.

Nội dung công tác bảo dưỡng định kỳ

Thực hiện đúng quy trình bảo dưỡng của nhà chế tạo hoặc đơn vị cung cấp, lắp đặt. Dù quy trình nào cũng phải thực hiện các công việc bảo dưỡng các chi tiết, các bộ phận của thang máy. Thông thường được phân ra các khu vực sau:

1. Buồng máy:

- Kiểm tra lối đi lại, ra vào buồng máy;

- Cửa ra vào và khóa cửa

- Quạt thông gió, điều hòa: kiểm tra và vệ sinh

- Hệ thống tiếp địa

- Cầu dao nguồn cấp cho thang máy

- Tình trạng thấm, dột

- Những vật dụng không liên quan đến thang máy: kiểm tra, nếu có cần đề nghị chuyển ra ngoài

- Vệ sinh trong buồng máy: quét dọn sạch sẽ, sàn, tường,…

2. Các thiết bị thang máy trong buồng đặt máy

- Máy dẫn động (bộ tời kéo, máy kéo): kiểm tra về độ ồn, êm và vệ sinh công nghiệp

- Động cơ

- Phanh điện từ: kiểm tra lò xo, má phanh

- Hộp giảm tốc: kiểm tra dầu bôi trơn

- Puli ma sát (dẫn động): kiểm tra rãnh ma sát, chặn cáp

- Bộ khống chế vượt tốc: kiểm tra trượt cáp trên puli, vệ sinh công nghiệp

- Bộ cứu hộ tự động khi mất điện: kiểm tra awcsquy và hoạt động khi mất điện, vệ sinh công nghiệp

- cứu hộ bằng tay

- Tủ điện điều khiển: vệ sinh công nghiệp trong và ngoài tủ. Kiểm tra các tiếp điểm điện, quạt làm mát và các bộ phận khác.

- Các thiết bị khác: bộ hạn chế quá tải, cố định đầu cáp

- Sổ nhật ký thang máy: mỗi thang một quyển và người thực hiện bảo trì sẽ ghi chép đầy đủ thông tin cần thiết sau mỗi lần đến bảo trì, thay thế vật tư, linh kiện.

3. Cabin

- Đèn chiếu sáng: kiểm tra nếu bị cháy đề nghị thay ngay

- Đèn chiếu sáng khẩn cấp: kiểm tra nếu bị cháy đề nghị thay ngay

- Quạt thông gió: kiểm tra hoạt động của quạt, nếu có tiếng kêu, rung cần xử lý ngay, nếu không xử lý được thì đề nghị thay;

- Bảng vận hành (các loại nút ấn chọn tầng):

- Điện thoại nội bộ: kiểm tra tín hiệu, âm thanh

- Chuông báo khẩn cấp:

- Nút mở cửa

- Nút đóng cửa trước khi cửa tự động đóng:

- Hộp dùng cho người vận hành trong cabin

- Tay vịn

- vách cabin: kiểm tra mối ghép, vệ sinh

- Trần, sàn cabin: vệ sinh

- Cánh cửa cabin và hoạt động đóng mở cửa: kiểm tra hoạt động của cửa rung, lắc, tiếng kêu, khe hở khi đóng cửa, đế trượt chân cửa trong rãnh trượt, vệ sinh công nghiệp

- Ngưỡng cửa cabin: vệ sinh công nghiệp

- Thanh an toàn cửa và công tắc điện: kiểm tra khi cửa đang đóng chạm vào thanh nhôm cửa phải mở lại được

- Mành tia hồng ngoại

- Đế trượt chân cửa

- Kiểm tra hoạt động của cabin: vận hành lên xuống và dừng ở các tầng để kiểm tra độ bằng tầng, êm, rung lăc, khởi động dừng,…

4. Cửa tầng:

- Kiểm tra hoạt động của cửa tầng: mở đóng ít nhất 3 lần để kiểm tra chuyển động của các cánh cửa, độ êm, tiếng kêu, rung lắc, khe hở khi đóng cửa;

- Kiểm tra bảng gọi tầng: các nút ấn, tín hiệu chiều lên xuống và tín hiệu cabin dừng;

- Kiểm tra bo cửa, mở khóa cửa tầng, ngưỡng cửa tầng;

- Vệ sinh công nghiệp

- Thực hiện cho tất cả các cửa tầng

5. Trong giếng thang

Bảo dưỡng theo một trình tự từ trên xuống dưới, theo từng khu vực:

5.1 Trên nóc cabin

- Hộp vận hành trên nóc cabin

- Lan can an toàn trên nóc cabin

- Cơ cấu đóng mở cửa cabin

- Kiểm tra: Bộ điều khiển, dao cửa, cửa thoát hiểm, quạt thông gió, móng ngựa, ngàm dẫn hướng cabin, hộp đựng dầu bôi trơn ray cabin, ngàm dẫn hướng đối trọng, cố định đầu cáp của bộ khống chế vượt tốc…

5.2 Công tắc hạn chế hành trình trên

5.3 Ray cabin

- Liên kết bản mã với giếng thang: kiểm tra và siết các êcu

- Bản mã với ray

- Kiểm tra mối liên kết giữ bản mã – ray cabin và bản mã – vách giếng thang

- vệ sinh công nghiệp

5.4 Ray đối trọng

5.5 Đầu cửa tầng và đế trượt chân cửa

5.6 Cáp lực

5.7 Cáp bộ không chế vượt tốc

5.8 Cáp động

5.9 Cáp truyền tín hiệu

5.10 Cờ dừng tầng

5.11 Công tắc hạn chế hành trình dưới

5.12 Đáy cabin

5.13 Xích hoặc cáp cân bằng (bù)

5.14 Đáy hố giếng

Bao gồm: Công tắc dừng, giảm chấn cabin, giảm chấn đối trọng, khay hứng dầu thừa, đối trọng căng cáp bộ không chế vượt tốc

Tùy theo từng loại thang và số điểm dừng, theo quy trình bảo trì của nhà chế tạo, đơn vị bảo trì có thể phân vùng để bảo dưỡng theo thời gian thích hợp. Múc đích cho thang hoạt động ổn định và tin cậy.

Dựa vào biên bản kiểm tra định kỳ và kết quả kiểm tra thực tế tại thời điểm bảo dưỡng để căn chỉnh những bộ phận, chi tiết đã vượt quá quy định. Thay thế những chi tiết kém tin cậy.

Thay dầu hộp giảm tốc (theo quy định của nhà sản xuất) đặc biệt trong thời gian bảo hành. Dầu dùng cho hộp giảm tốc phải đúng chủng loại, dầu bôi trơn ray.

Kết thúc công việc bảo dưỡng, cần phải cho thang chạy ở các chế độ khác nhau, để kiểm tra, theo dõi và chi khi không có vấn đề gì mới bàn giao cho người sử dụng.

Nguồn tham khảo:

Thông tư 42/2019/TT-BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy

Thang máy và thang cuốn (Ths Hoa Văn Ngũ, PGS.TS Vũ Liêm Chính, PGS.TS Phạm Quang Dũng - Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật)

Kết nối với chúng tôi
Gọi điện: 0923 691 691
wiget Chat Zalo