CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI THANG MÁY K-LiFT
  • Số 12B, ngõ 163 Phú Đô, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội Văn phòng Hải Phòng: Tầng 7 tòa nhà MobiFone, phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng Văn phòng Quảng Ninh: Số 41 Nguyễn Văn Cừ, P. Hồng Hà, TP Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh
Tin tức

Bảo trì thang máy theo quy trình Nhật Bản

Ngày 02-06-2022 Lượt xem: 274

Để thang máy vận hành Ôn định, Êm ái, An toàn và Bền bỉ thì cần phải bảo trì thang máy thường xuyên và đúng quy trình kỹ thuật.

Với đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên trình độ cao, Thang máy K-Lift tự hào là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam cung cấp tổng thể các giải pháp về thang máy. Dưới đây là nội dung quy trình bảo trì của hãng Thang máy K-Lift xây dựng trên cơ sở tiếp thu và sáng tạo từ quy trình bảo trì theo tiêu chuẩn dịch vụ quốc tế của hãng thang máy Mitsubishi – Nhật Bản.

1. Xây dựng kế hoạch và thiết lập lịch hẹn bảo trì với khách hàng

Để hướng tới chất lượng dịch vụ khách hàng theo tiêu chuẩn quốc tế, Thang máy K-Lift đã tập trung đầu tư và xây dựng quy trình quản lý dịch vụ khách hàng dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại. Công việc bảo trì thang máy định kỳ được thực hiện căn cứ vào hợp đồng dịch vụ được ký kết với khách hàng. Theo đó, các nhân viên Trung tâm dịch vụ bảo trì 24/7 sẽ gửi thông báo tới khách hàng và thiết lập lịch hẹn bảo trì trước 1 ngày để khách hàng thu xếp công việc.

2. Lấy thông tin từ khách hàng về tình trạng hoạt động của thang máy

– Sau khi thiết lập lịch hẹn bảo trì thang máy với khách hàng, các kỹ thuật viên sẽ tới công trình đúng địa điểm và thời gian.

– Việc làm đầu tiên của các chuyên viên kỹ thuật bảo trì thang máy là phải xuất trình giấy giới thiệu và thẻ nhân viên để chứng minh đúng nhân viên của hãng thang máy Thang máy K-Lift. Chúng tôi cũng xin Quý khách hết sức lưu ý, tuyệt đối không cho bất kỳ đối tượng nào vào khu vực thang máy nếu không chứng minh được là chuyên viên kỹ thuật của công ty chúng tôi để tránh trường hợp các đối tượng có mục đích xấu vào phá hoại.

– Các chuyên viên kỹ thuật tiến hành lấy thông tin trực tiếp từ khách hàng về tình hình của sản phẩm như:

  • Thời gian vừa qua thang máy có hoạt động Ổn định không?
  • Nếu thang máy có sự cố hoặc lỗi thì hiện tượng đó xảy ra thường xuyên? Biểu hiện của những lần xảy ra sự cố hoặc lỗi đó như thế nào?

Căn cứ vào các thông tin mà khách hàng cung cấp, các chuyên viên kỹ thuật bảo trì thang máy sẽ có các phương án xử lý phù hợp.

3. Triển khai các hoạt động bảo trì thang máy tại công trình

3.1 Các yêu cầu bắt buộc về an toàn trong công tác bảo trì – sửa chữa thang máy

a. An toàn lao động đối với chuyên viên kỹ thuật

Bảo hộ lao động khi thực hiện bảo trì thang máy (găng tay, mũ bảo hộ, giầy bảo hộ, quần áo bảo hộ, dây đai an toàn…)

b. An toàn cho người sử dụng

Các biện pháp an toàn được chuyên viên kỹ thuật triển khai để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và cho chính chuyên viên kỹ thuật trong quá trình thực hiện công tác bảo trì thang máy:

  • Treo thông báo tại các của tầng
  • Đặt biển cảnh báo hoặc hệ thống rào chắn tại các khu vực hành lang để thông báo tình trạng thang máy ngừng hoạt động
  • Kiểm tra và khóa cửa tầng thang máy

3.2 Kiểm tra tổng thể

Sau khi đảm bảo các điều kiện an toàn bắt buộc, chuyên viên kỹ thuật thực hiện kiểm tra tổng thể bằng việc trực tiếp sử dụng thang máy để phát hiện và đánh giá hiện trạng hoạt động của thang máy kết hợp với thông tin khách hàng cung cấp.

Kiểm tra độ rung, lắc của thang.

Chạy cả hành trình thang tối thiểu 3 lượt xem thang có tiếng kêu bất thường nào không

Kiểm tra độ bằng tầng của thang

Kiểm tra bộ cảm biến cửa cabin

Kiểm tra đèn chiếu sáng trong cabin

Kiểm tra chuông dừng tầng

Kiểm tra tình trạng đóng mở của thang ở các tầng

Kiểm tra độ chắc chắn của tay vịn

3.3 Kiểm tra, vệ sinh các thiết bị trên phòng máy

Kiểm tra tủ điện

Kiểm tra và xiết chặt các đầu dây điện áp nguồn vào, các thiết bị đóng cắt nguồn điện. như aptomat, cầu dao, cắt thiết bị điện lấy đồng hồ đo đầu vào và đầu ra để kiểm tra xem có bị dính tiếp điểm hay không

Kiểm tra các thiết bị điện trong tủ điều khiển; át to mát, công tắc tơ, rơ le, đèn, quạt

Vệ sinh tủ điều khiển

Kiểm tra bộ cứu hộ khi thang máy mất điện lưới (Hệ thống cứu hộ tự động ARD)

Kiểm tra động cơ

Kiểm tra phanh

Kiểm tra dầu hộp số

Kiểm tra puly và cáp thép

Các kiểm tra khác: Kiểm tra độ chặt của ốc bắt chân máy, ốc bắt chassi; Kiểm tra cao su giảm chấn bệ máy,…

Vệ sinh động cơ

Vệ sinh sàn phòng máy

3.4 Bảo trì và vệ sinh các thiết bị trong hố giếng thang

Kiểm tra, bảo dưỡng công tắc hành trình trên

Kiểm tra cáp thép

Kiểm tra puly đầu cabin và đối trọng

Kiểm tra hộp dầu rail cabin và đối trọng

Kiểm tra shoe cabin và đối trọng

Kiểm tra bảo dưỡng quạt thông gió

Kiểm tra và bảo dưỡng bộ truyền cửa cabin

Kiểm tra và bảo dưỡng cửa tầng

+ Bộ truyền động cửa tầng

+ Kiểm tra công tắc cửa tầng

+ Kiểm tra sill cửa

+ Kiểm tra cánh cửa

3.5 Kiểm tra chức năng và vệ sinh hố PIT

Kiểm tra bảng điện đáy hố

Kiểm tra công tắc hành trình dưới

Kiểm tra độ cao su giảm chấn

Các thông số kỹ thuật được đo đạc chính xác

Kiểm tra đối trọng Govenor

Kiểm tra switch quá tải, switch thắng cơ

Kiểm tra thắng cơ

Kiểm tra xích bù tải (nếu có)

Quét dọn và vệ sinh hố PIT

3.6 Kiểm tra bảo dưỡng ngoài cửa tầng

Kiểm tra mặt hiển thị tầng

Vệ sinh ngoài cửa tầng

Kiểm tra vệ sinh điện thoại

3.7 Kiểm tra trong cabin

Kiểm tra hộp button cabin

Vệ sinh trong cabin

3.8 Nghiệm thu tổng thể thang máy cùng khách hàng, đưa thang máy về trạng thái hoạt động bình thường, bàn giao công trình

Sau khi hoàn thành các hoạt động bảo trì thang máy tại công trình, chuyên viên kỹ thuật sẽ mời chủ nhà, chủ đầu tư hoặc người được giao nhiệm vụ quản lý thang máy cùng tham gia nghiệm thu kết quả bằng việc đi thang máy để kiểm tra. Với các thiết bị được sửa chữa và thay thế sẽ được chuyên viên kỹ thuật liệt kê chi tiết để khách hàng quan sát. Nếu thang máy không có vấn đề nào nữa sẽ tiến hành bàn giao sản phẩm.

3.9 Kí biên bản bảo trì thang máy

Biên bản bảo trì là việc xác nhận các công việc mà chuyên viên kỹ thuật đã thực hiện tại công trình, được khách hàng nghiệm thu và kí xác nhận vào biên bản bảo trì. Ngoài ra còn có các nội dung rất quan trọng đó chính là phần đánh giá của chuyên viên kỹ thuật về tình trạng thang máy và ý kiến của khách hàng về chất lượng dịch vụ.

3.10 Nhập dữ liệu vào hệ thống quản trị thông tin khách hàng

Các thông tin trên biên bản bảo trì sẽ được cập nhật lên hệ thống Quản trị thông tin khách hàng để theo dõi và quản lý.

Bảo trì thang máy là công việc quan trọng, tuy nhiên bạn cần phải thận trọng trong việc lựa chọn đơn vị bảo trì thang máy. Bởi năng lực thực hiện của các đơn vị đó quyết định tới chất lượng bảo trì bảo dưỡng. Hãng thang máy K-Lift hiện đang cung cấp tổng thể các dịch vụ thang máy uy tín hàng đầu Việt Nam chắc chắn sẽ là sự lựa chọn tin cậy cho bạn. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được giá trị dịch vụ hoàn hảo nhất.

Thông tin liên hệ chi tiết:

Công ty cổ phần K-Lift

Trụ sở: 293 phố Tân Mai, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

Chi nhánh: Tòa nhà MobiFone, số 68 Phạm Văn Đồng, phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng

Hotline: 0923.691.691

Website: https://thangmayklift.vn

Zalo page: https://zalo.me/1316192077330339724

Email: thangmayklift@gmail.com

Kết nối với chúng tôi
Gọi điện: 0923 691 691
wiget Chat Zalo