Thực hiện đúng quy trình bảo dưỡng của nhà chế tạo hoặc đơn vị cung cấp, lắp đặt. Du quy trình nào cũng phải thực hiện các công việc bảo dưỡng chi tiết, các bộ phận của thang máy. Thông thường được phân ra các khu vực sau:
1. Buồng đặt máy
- Lối lên xuống, ra vào buồng đặt máy
- Cửa ra vào và khóa cửa: cửa ra vào buồng máy phải có khóa bảo vệ đề phòng người không có nhiệm vụ vào buồng đặt máy;
- Cửa sổ: kiểm tra, vệ sinh
- Quật thông gió, điều hòa: kiểm tra, vệ sinh
- Hệ thống tiếp địa
- Cầu dao nguồn cấp cho thang máy: kiểm tra và đo điện áp
- Tình trạng thấm, dột: kiểm tra trần và các vách xung quanh
- Những vật dụng không liên quan đến thang máy: kiểm tra, nếu có cần đề nghị chuyển ra ngoài
- Vệ sinh trong buồng đặt máy: quét dọn sạch sẽ, sàn, tường
2. Các thiết bị thang máy trong buồng đặt máy:
- Máy dẫn động (bộ tời kéo, máy kéo): kiểm tra về độ ồn, êm và vệ sinh công nghiệp
- Động cơ: kiểm tra đầu nối dây, độ cách điện
- Phanh điện từ: kiểm tra các lò xo, má phanh
- Hộp giảm tốc: kiểm tra dầu bôi trơn
- Puli ma sát (dẫn động): kiểm tra rãnh ma sát, chặn cáp
- Bộ khống chế vượt tốc: kiểm tra trượt cáp trên puli, vệ sinh công nghiệp
- Bộ cứu hộ tự động khi mất điện: kiểm tra ắc quy và hoạt động khi mất điện, vệ sinh công nghiệp
- Cứu hộ bằng tay: kiểm tra tay quay để đúng vị trí quy định
- Tủ điện điều khiển: vệ sinh công nghiệp trong và ngoài tủ. Kiểm tra các tiếp điểm điện, quạt làm mát và các bộ phận khác
- Sổ nhật ký thang máy: mỗi thang một quyển và người thực hiện bảo trì sẽ ghi chép đầy đủ thông tin cần thiết sau mỗi lần đến bảo trì, thay thế vật tư, linh kiện.
3. Trong cabin:
- Đèn chiếu sáng và đèn chiếu sáng khẩn cấp
- Quạt thông gió
- Bảng vận hành (các loại nút ấn chọn tầng)
- Điện thoại nội bộ, chuông báo khẩn cấp
- Nút mở cửa, nút đóng cửa trước khi cửa tự động đóng
- Tay vịn, vách cabin, trần cabin, sàn cabin: vệ sinh
- Cánh cửa cabin và hoạt động đóng mở cửa:kiểm tra hoạt động của cửa, rung, lắc, tiếng kêu, khe hở khi đóng cửa, đế trượt chân cửa trong rãnh trượt, vệ sinh công nghiệp
- Ngưỡng cửa cabin: vệ sinh công nghiệp
- Thanh an toàn cửa và công tắc điện: kiểm tra khi cửa đang đóng chậm vào thanh nhôm cửa phải mở lại được
- Mành tia hồng ngoại: kiểm tra khi cửa đang đóng bằng cách tạo vật cản, vệ sinh
- Đế trượt chân cửa
- Kiểm tra hoạt động của cabin: vận hành cabin lên xuống và dừng ở các tầng để kiểm tra độ êm, rung, lăc, khởi động dừng,…
4. Cửa tầng:
- Kiểm tra hoạt động cửa tầng: mở đóng ít nhất 3 lần để kiểm tra chuyển động của các cánh cửa, độ êm, tiếng kêu, rung, lắc, khe hở khi đóng cửa.
- Kiểm tra bảng gọi tầng, bo cửa, mở khóa cửa tầng
- Kiểm tra ngưỡng cửa tầng: kiểm tra rãnh trượt
- Vệ sinh công nghiệp
5. Trong giếng thang:
Bảo dưỡng theo trình tự từ trên xuống dưới:
- Trên nóc cabin
- Công tắc hạn chế hành trình trên
- Ray cabin
- Ray đối trọng
- Đầu cửa tầng và đế trượt chân cửa
- Cáp lực
- Cáp bộ không chế vượt tốc
- Cáp đuôi
- Cáp truyền tín hiệu
- Lá chắn phô tô (cờ) dừng tầng
- Công tắc hạn chế hành trình dưới
- Đáy cabin
- Xích hoặc cáp cân bằng (bù)
- Đáy hố giếng
Tùy theo từng loại thang và số điểm dừng có thể phân vùng để bảo dưỡng theo thời gian thích hợp. Mục đích cho thang hoạt động ổn định và tin cậy.
Dựa vào biên bản bảo trì định kỳ và kết quả kiểm tra thực tế tại thời điểm bảo dưỡng để căn chỉnh những bộ phận, những chi tiết đã vượt quá quy định. Thay thế những chi tiết, những bộ phận kém tin cậy.
Thay dầu hộp giảm tốc (theo quy định của nhà sản xuất) đặc biệt trong thời gian bảo hành. Dầu dùng cho hộp giảm tốc phải đúng chủng loại, dầu bôi trơn ray.
Kết thúc công việc bảo dưỡng, cần phải cho thang chạy ở các chế độ khác nhau để kiểm tra, theo dõi và chi khi không có vấn đề gì mới bàn giao cho người sử dụng.
Phòng bảo hành bảo trì
Công ty cổ phần K-Lift