CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI THANG MÁY K-LiFT
  • Số 12B, ngõ 163 Phú Đô, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội Văn phòng Hải Phòng: Tầng 7 tòa nhà MobiFone, phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng Văn phòng Quảng Ninh: Số 41 Nguyễn Văn Cừ, P. Hồng Hà, TP Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh
Tài liệu tham khảo

Kiểm định kỹ thuật an toàn và đăng ký sử dụng thang máy

Ngày 19-10-2023 Lượt xem: 241

Kiểm định kỹ thuật an toàn là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thang máy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi thang máy lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng.

1. Kiểm định lần đầu

Trong quy chuẩn quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy có quy định:

Thang máy trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định lần đầu, kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng và kiểm định bất thường theo quy trình kiểm định do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

2. Kiểm định định kỳ, sau khi sửa chữa lớn hoặc sau khi sự cố tai nạn

Chu kỳ kiểm định định kỳ đối với thang máy điện:

+ Không quá 5 năm một lần đối với các thang máy làm việc trong điều kiện bình thường;

+ Không quá 3 năm một lần đối với các thang máy làm việc trong điều kiện môi trường ăn mòn tần suất làm việc cao;

+ Trong trường hợp thang máy đang còn hạn sử dụng nhưng sau khi sửa chữa lớn phải thay thế các bộ phận, chi tiết quan trọng sau thì phải tổ chức kiểm định lại:

  • Cáp thép, xích chịu tải;
  • Ray dẫn hướng cho cabin và đối trọng;
  • Puli dẫn động (ma sát), dẫn hướng;
  • Hệ thống phanh điều khiển, dừng tầng;
  • Hệ thống hãm an toàn;
  • Các cơ cấu khống chế an toàn, tín hiệu bảo vệ;
  • Máy dẫn động (động cơ, hộp giảm tốc);
  • Hệ thống điều khiển.

Điều kiện thang máy được đưa vào kiểm định:

  • Thang máy phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định;
  • Hồ sơ kỹ thuật của thang máy phải đầy đủ;
  • Các yếu tố môi trường, thời tiết đủ điều kiện không làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm địnhl
  • Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành thang máy.

Việc kiểm định kỹ thuật an toàn trong thang máy phải do đơn vị có thẩm quyền thực hiện.

Lý lịch, hồ sơ của thang máy:

Lý lịch:

  • Phải thể hiện được mã hiệu, năm sản xuất, số tầng hoạt động, tải trọng làm việc cho phép và các đặc trưng kỹ thuật chính của hệ thống: thiết bị điều khiển, thiết bị an toàn, động cơ, cáp,…
  • Bản vẽ lắp cơ: bản vẽ tổng thể thang máy có ghi các kích thước và thông số chính, kích thước cabin, các cụm cơ cấu của thang máy, sơ đồ mắc cáp;
  • Bản vẽ điện, thủy lực: sơ đồ nguyên lý hoạt động
  • Hướng dẫn vận hành, xử lý sự cố
  • Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định

Hồ sơ lắp đặt:

  • Bản vẽ hoàn công, các biên bản nghiệm thu kỹ thuật;
  • Các kết quả kiểm tra tiếp đất, điện trở cách điện (nếu có).

Thành phần tham gia kiểm định bắt buộc tối thiểu phải có:

  • Đại diện cơ sở (chủ sở hữu) hoặc người được cơ sở ủy quyền
  • Người được cử tham gia và chứng kiến kiểm định (cán bộ giám sát, cán bộ kỹ thuật,..)
  • Kiểm định viên thực hiện việc kiểm định
  • Đơn vị cung cấp và lắp đặt thang máy (nhà thầu)

Các bước kiểm định

Kiểm định kỹ thuật an toàn theo đúng nội dung và yêu cầu của quy trình kiểm định do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành và thực hiện tuần tự theo các bước sau:

  • Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thang máy
  • Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài
  • Kiểm tra kỹ thuật – chạy không tải
  • Các hình thức thử tải – phương pháp thử
  • Xử lý kết quả kiểm định.

Trong quá trình kiểm định, các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chếp đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu quy định trong quy trình kiểm định và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm định.

Xử lý kết quả kiểm định:

Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định trong quy trình kiểm định.

Thông qua biên bản kiểm định:

Thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm định bắt buộc tối thiểu phải có các thành viên sau:

  • Đại diện cơ sở (chủ sở hữu) hoặc người được cơ sở ủy quyền
  • Người được cử tham gia và chứng kiến kiểm định (cán bộ giám sát, cán bộ kỹ thuật,..)
  • Kiểm định viên thực hiện việc kiểm định

Khi biên bản được thông qua, kiểm định viên, người tham gia chứng kiến kiểm định, đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền cùng ký và đóng dấu (nếu có) vào biên bản. Biên bản kiểm định được lập thành ít nhất hai (02) bản, mỗi bên có trách nhiệm giữ 01 bản.

Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch thang máy (ghi rõ họ tên kiểm định viên, ngày tháng năm kiểm định).

Dán tem kiểm định: Khi kết quả kiểm định thang máy đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, kiểm định viên dán tem kiểm định cho thang máy. Tem kiểm định được dán ở vị trí dễ quan sát.

Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định:

Khi thang máy có kết quả kiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, tổ chức kiểm định cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho thang máy trong thời hạn được quy định kể từ ngày thông qua biên bản kiểm định tại cơ sở.

Khi thang máy có kết quả kiểm định không đạt các yêu cầu thì phải ghi rõ lý do không đạt yêu cầu kiểm định, kiến nghị cơ sở khắc phục và thời hạn thực hiện các kiến nghị đó.

Các thang máy sau khi kiểm định đạt yêu cầu phải đăng ký sử dụng theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tại thanh tra của các sở lao động theo đơn vị hành chính quản lý.

Hướng dẫn khai báo sử dụng thang máy tại đâyhttps://thangmayklift.vn/khai-bao-su-dung-cac-loai-may%2C-thiet-bi%2C-vat-tu-co-yeu-cau-nghiem-ngat-ve-an-toan-lao-dong-n342.html

 

CÔNG TY CỔ PHẦN K-LIFT

Trụ sở: Số 12B, ngõ 163 Phú Đô, TDP số 3, Phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

VPĐD: Tòa nhà MobiFone, số 68 Phạm Văn Đồng, phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng

Hotline: 0923.691.691

Website: https://thangmayklift.vn

Zalo page: https://zalo.me/1316192077330339724

Email: thangmayklift@gmail.com

Kết nối với chúng tôi
Gọi điện: 0923 691 691
wiget Chat Zalo